Ông lão làm vỡ chiếc bát trong quán ăn bị nhân viên mắng tới tấp, quản lý nhìn thấy liền cúi đầu xin lỗi, ai cũng ngạc nhiên
Từ khi học năm cuối đại học, tôi đã gắn bó với công việc phục vụ cho một nhà hàng cao cấp. Sau khi tốt nghiệp tôi vẫn làm ở đây, vừa làm vừa tìm kiếm cơ hội công việc mới.
Từ lúc bắt đầu tự kiếm tiền nuôi sống bản thân, tôi mới biết cha mẹ đã phải cực khổ như thế nào để nuôi tôi khôn lớn. Hiện nay có rất nhiều sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp không kiếm việc làm ngay hoặc kiêu ngạo không chấp nhận những công việc lương thấp hoặc lao động chân tay. Tôi cho rằng mọi công việc miễn là có ích cho xã hội, không phải lừa đảo, hãm hại người khác thì đều giá trị.
Thực ra tôi cảm thấy làm bồi bàn cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích mà không sách vở nào dạy, ví dụ như sự bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc bản thân.
Đối với những người trong ngành phục vụ như chúng tôi, khi khách hàng đến, chúng tôi phải biết cách phân cấp khách hàng. Thông thường những nhân viên ở quán ăn chúng tôi, đối với những người ăn mặc sang trọng, diện mạo xinh đẹp, mọi người sẽ tranh nhau đón tiếp. Còn những người trông bình dân thì thông thường đều là đùn đẩy nhau hoặc kêu những người mới đi tiếp. Chuyện đó cũng dễ hiểu, bởi vì khả năng cao là những vị khách bình dân sẽ không cho chúng tôi tiền tip. Vậy nên từ lâu nay, tôi luôn là người đón tiếp những vị khách như thế.
Lần trước có một ông lão ăn mặc rất gọn gàng nhưng nhìn bộ quần áo cũng biết ông ấy không có tiền. Vẫn là “ma cũ bắt nạt ma mới”, vậy nên tôi biết điều mà ra đón ông lão. Lúc ấy ông nói hôm nay là sinh nhật ông, muốn mua một xuất xôi gà và chút rau dưa là được.
Tôi đặt món với nhà bếp giúp ông rồi liền quay đi tiếp vị khách khác. 1 lúc sau, nghe thấy tiếng cãi nhau, tôi cùng quản lý đến xem có chuyện gì đang diễn ra, thì ra là một đồng nghiệp của tôi đang mắng nhiếc ông lão bởi vì ông lão không cẩn thận làm vỡ chiếc bát của nhà hàng.
Anh bạn đồng nghiệp nói ông vụng về, ông có tiền mà đền cái bát đắt tiền này không làm ông lão vô cùng tức giận mới nói, dù gì ông ấy cũng đáng tuổi bố anh ta, làm sao có tùy tiện mắng người khác với lời lẽ xúc phạm như thế.
Tôi định tiến lên hòa giải cho 2 bên thì quản lý của nhà hàng chúng tôi đứng ra, anh cúi đầu xin lỗi trước mặt ông lão và xin ông lão tha lỗi cho chúng tôi. Ông lão thấy vậy cũng không nói năng gì, chỉ đền tiền chiếc bát bị vỡ rồi đi ra khỏi nhà hàng.
Tôi định tiến lên hòa giải cho 2 bên thì quản lý của nhà hàng chúng tôi đứng ra, anh cúi đầu xin lỗi trước mặt ông lão và xin ông lão tha lỗi cho chúng tôi. Ông lão thấy vậy cũng không nói năng gì, chỉ đền tiền chiếc bát bị vỡ rồi đi ra khỏi nhà hàng.
Những hành động của quản lý làm cho chúng tôi cảm thấy thực sự bất ngờ, sau đó quản lý mới nói cho chúng tôi, ông lão này không hề đơn giản. Ông là một thầy giáo đã nghỉ hưu, mỗi tháng lương hưu cũng hơn 7 triệu, vốn dĩ sẽ vẫn đủ ăn đủ tiêu nhưng bình thường ông lão lại rất tiết kiệm, nhịn ăn nhịn mặc, số tiền ấy đó ông ấy dành để tài trợ cho những trẻ em nghèo không có tiền đi học. Ông bình thường cũng chẳng dám ăn đồ ăn ngon, hôm nay là lần đầu tiên ông đến quán ăn chúng ta ăn.
Người phục vụ vừa mắng ông lão cảm thấy rất tội lỗi, quản lý cũng nói thêm đó là một người già, dù thế nào đi nữa chúng ta cũng phải đối đãi lễ phép và tôn trọng, đó là phép lịch sự tối thiểu và đạo lý làm người. Sáng sớm hôm sau quản lý mở một đào tạo về cách sống và đối đãi với khách hàng cho chúng tôi.
Có người nói: “Muốn biết một người cần quan sát cách họ ứng xử khi tức giận”. Quả thật khi tâm bình khí hòa thì với ai cũng tốt, mọi người có thể cho rằng bạn rất hòa nhã, biết cư xử. Nhưng tới lúc tức giận thì mới là khi bộc lộ hết thảy tính xấu, hết thảy những gì thực sự giấu trong lòng. Nếu một người không thể kiềm chế sự tức giận của mình thì đừng nói là ngành dịch vụ, ngay cả trong cuộc sống họ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và phiền toái.
Nhưng kiềm chế cơn giận dữ để có thể suy nghĩ cho người khác, thông cảm cho đối phương lại không phải là thứ gì đó bẩm sinh mà là sự tu dưỡng, qua thời gian rèn luyện mà thành. Nếu không nhịn được việc nhỏ, làm sao làm được việc lớn? Bởi vậy “Nhẫn” là một loại cảnh giới, một loại mỹ đức, một đức tính tuyệt vời mà bất cứ ai cũng nên thực hành, nên rèn luyện.
Ngọc Mẫn – Theo DKN
Bình luận & Góp ý
0 nhận xét :
Đăng nhận xét