PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI CẦM BÚT

PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI CẦM BÚT
TIẾN SĨ HỒ HỮU NHỰT
Sách Quốc văn giáo khoa thư có kể câu chuyện: một người chủ nói với người giúp việc ra chợ mua thịt lợn, mua miếng thịt nào ngon nhất đồng thời cũng dở nhất. Người giúp việc mua về một cái lưỡi lợn. Chủ hỏi: “Tại sao anh mua lưỡi lợn?”. Người giúp việc nói: “Cái ngon nhất là cái lưỡi lợn, cái dở nhất cũng là cái lưỡi lợn”. Nói tốt do cái lưỡi, nói xấu cũng do cái lưỡi. Dân gian có câu “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Bài báo, bài viết cũng vậy, nếu người viết có động lực tốt, có chất lượng thì tác động của nó đến độc giả, đến dư luận tốt và có thể dẫn đến hành động đúng, tốt. Song nếu người cầm bút có động cơ xấu thì bài viết có tác động xấu đến người đọc, đến xã hội và có thể dẫn đến nhận động, đánh giá, hành động sai trái.
            Thỉnh thoảng trên phương tiện truyền hình đưa tin một số nhà báo đã bẻ cong ngòi bút vì bị mua chuộc, viết xấu cho cá nhân, tổ chức này, viết tốt cho cá nhân, tổ chức khác.
            Một số tờ báo do vô tình đưa thông tin không đúng, họ đã viết bài đính chính và xin lỗi độc giả. Những bài viết, thông tin xuyên tạc sự thật, tùy mức độ tác hại có thể bị pháp luật trừng trị.
            Có thể chia thông tin các bài viết theo các loại sau:
-         Thông tin, bài viết đúng sự thật
-         Thông tin, bài viết không trung thực trái với sự thật
-         Phản ánh thông tin bị chi phối bởi
+ Động cơ tốt hay xấu. Ăn cắp bài viết của người khác mà không viết xuất xứ
+ Phản ánh thông tin bị chi phối bởi trình độ của nhận thức, phương pháp nắm và xử lý thông tin.
Do những yếu tố trên, người viết ngoài yếu tố trung thực còn phải chọn lãnh vực mà mình am hiểu, phỏng vấn, tham khảo ý kiến của những người am hiểu; đọc các sách báo mong thông tin có liên quan đến bài viết mình định viết. Để hạn chế những sai sót của các bài viết, trên lĩnh vực sách báo, luận văn, luận án, các nhà xuất bản, các ban biên tập, hội đồng khoa học đã có những biện pháp sau:
-         Các nhà xuất bản sau khi biên tập, đánh máy bản in đã đưa cho chủ ban biên tập xem lại và ký nhận trước khi đưa đi in. Nếu còn sai thì phải duyệt lần 2. Khi sách in xong, tác giả, chủ biên phải đọc lại, nếu còn sai sót phải viết bản đính chính để nhà xuất bản in kèm theo cuốn sách.
-         Ban biên tập, biên tập nội dung , hình thức các bài báo, báo cáo khoa học trước khi đưa đi in lên báo, kỷ yếu, tạp chí khoa học.



-         Thầy giáo hướng dẫn sinh viên đề cương tài khoa học phải thông qua đề cương, báo cáo khoa học cấp khoa, cấp trường. Phải được Hội đồng khoa học bỏ phiếu đồng thuận mới được thông qua. Luận văn Thạc sĩ phải có Tiến sĩ hướng dẫn và thông qua Hội đồng khoa học ở viện (nếu là viện nghiên cứu), ở trường (nếu là trường đại học được phép đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ). Đối với luận án Tiến sĩ phải có hai thầy hướng dẫn có trình độ Tiến sĩ hoặc Giáo sư, Phó Giáo sư thuộc chuyên ngành hướng dẫn và phải thông qua hai Hội đồng khoa học cấp trường và cấp gia quốc gia.
Để đảm bảo tính trung thực của các bài báo khoa học, các luận văn, luận án như trích dẫn công trình tham khảo theo quy định.
Các nhà khoa học, các giảng viên, các người cầm bút phải có phẩm chất trung thực, không ngừng nâng cao trình độ của mình qua sách, báo, tạp chí, mạng khoa học, tham gia các cuộc hội thảo Khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học; cho các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, có như vậy mới có những bài viết khoa học tốt, giảng dạy có chất lượng và đóng góp được nhiều cho xã hội.

Bình luận & Góp ý

0 nhận xét :

Đăng nhận xét