Nóng trong tuần: Sabeco đã bị bán cho Trung Quốc?

Lãnh đạo Bộ Công thương đã lên tiếng chính thức về thông tin này.

Sự kiện: 

Kinh Doanh

Bác thông tin Sabeco bị bán cho Trung Quốc
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa chính thức “lên tiếng” khẳng định về tin đồn Sabeco bị bán cho Trung Quốc là hoàn toàn sai sự thật.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hiện chỉ có 2 cổ đông chính là Công ty TNHH MTV Vietnam Beverage nắm 53,59% và Bộ Công Thương đại diện vốn Nhà nước nắm 36% vốn điều lệ, các cổ đông khác nắm 10,41%.
Vietnam Beverage được biết đến là công ty con của ThaiBev - công ty lớn nhất của Thái Lan và là một trong những công ty nước giải khát lớn nhất Đông Nam Á.
Nóng trong tuần: Sabeco đã bị bán cho Trung Quốc? - 1
Bộ Công Thương đại diện vốn Nhà nước nắm 36% vốn điều lệ tại Sabeco
Sau thảm hoạ lớn, Rạng Đông dự kiến xây dựng nhà máy mới tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc
Ông Nguyễn Đoàn Thăng, Chủ tịch kiêm CEO CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cho biết công ty dự kiến chi 800 tỷ đồng để xây dựng nhà máy mới tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Ông Thăng cho biết sự cố đám cháy vừa qua một mặt giúp Rạng Đông sớm dứt điểm sản xuất truyền thống, chuyển sang đèn LED của hệ sinh thái số, LED I 4.0, LED Mart. Ngoài ra, công ty sẽ có những sản phẩm đèn LED cho nông nghiệp công nghệ cao.
Người đứng đầu của Rạng Đông cũng muốn được hỗ trợ về thuế đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp và một số ưu đãi để thực hiện chuyển đổi số trong thời gian tới.
Trước đó, ngày 28/8, nhà kho của Rạng Đông đã bị cháy. Thiệt hại công ty ước tính khoảng 150 tỷ đồng, trong đó sản phẩm đèn huỳnh quang là 480.000 chiếc, đèn tròn 2 triệu chiếc và bóng đèn HQ compact 1,6 triệu chiếc.
Nóng trong tuần: Sabeco đã bị bán cho Trung Quốc? - 2
Ngày 28/8, nhà kho của Rạng Đông đã bị cháy, thiệt hại ước tính khoảng 150 tỷ đồng.
Tập đoàn TH sắp mở trại bò sữa công nghệ cao tại Kon Tum
Tập đoàn TH đang xúc tiến triển khai dự án xây dựng Trang trại bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao; nhà máy chế biến sữa tự động hóa và quy hoạch vùng nguyên liệu cung cấp thức ăn cho đàn bò trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Dự kiến, dự án Trang trại bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao; nhà máy chế biến sữa tự động sẽ được xây dựng tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy với diện tích đất tập trung khoảng 500 ha. Đây là khu vực có điều kiện hạ tầng giao thông, lưới điện và nguồn nước thuận lợi để thực hiện dự án cũng như mở rộng vùng chăn nuôi theo hướng liên kết với nông dân thông qua mô hình HTX chăn nuôi bò sữa công nghệ cao đã triển khai thành công ở một số tỉnh.
Đại diện Tập đoàn TH kỳ vọng đưa dự án vào thực hiện trong thời gian sớm nhất, góp phần giảm nghèo bền vững cho người nông dân trong vùng dự án.
Ngoài dự án trên, Tập đoàn TH cũng sẽ sớm xúc tiến khảo sát, nghiên cứu đầu tư vào hai lĩnh vực trồng cây ăn quả và xây dựng nhà máy chế biến trái cây; trồng dược liệu dưới tán rừng và đầu tư du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng.
Cựu Giám đốc Petroland chính thức bị khởi tố
Bộ Công an vừa khởi tố, bắt ông Bùi Minh Chính, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland) vì hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Ông Bùi Minh Chính đã ký hợp đồng, duyệt thanh toán nhiều hợp đồng môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn nhà đất và ký hợp đồng bán bất động sản của Petroland trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Petroland gần 100 tỷ đồng. 
Sai phạm của ông Chính chủ yếu đến từ việc bán trái phép căn hộ tại dự án tòa nhà Petroland Tower. Dự án Tòa nhà Petroland Tower được Petroland xây dựng và bán năm 2012 tới năm 2016. Dự án được xây dựng 30 tầng, với 48.000 m2 sàn thương mại, trong đó 22 tầng là văn phòng, số còn lại trong quy hoạch là căn hộ công vụ. Thế nhưng, trên thực tế, doanh nghiệp này khi xây dựng dự án đã làm sai phạm toàn bộ. 
Nóng trong tuần: Sabeco đã bị bán cho Trung Quốc? - 3
Toà nhà Petroland.
“Cú bắt tay” lịch sử của chuyển phát truyền thống và chuyển phát công nghệ
Tổng công ty chuyển phát nhanh Bưu điện Việt Nam (EMS) đã chính thức ký kết hợp tác với Lalamove. Đây là cái bắt tay đầu tiên của đơn vị chuyển phát nhanh truyền thống với một start-up công nghệ kỳ lân thế giới.
Việc ký kết mang đến cho khách hàng những gói sản phẩm đặc biệt, với thời gian giao hàng nhanh chóng, chất lượng vượt trội, đặc biệt tại các khu đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Lalamove được biết đến là một start-up đến từ Hongkong, cung cấp giải pháp vận chuyển hàng hóa dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ, đã giải quyết bài toán giao vận cho hàng nghìn doanh nghiệp tại hơn 100 thành phố tại châu Á. Sau vòng gọi vốn Series D vào 2018, Lalamove chính thức vươn tầm trở thành một trong những start-up kỳ lân tại châu Á, với giá trị vốn hóa đạt trên 1 tỷ USD. 
Theo thoả thuận, EMS và Lalamove sẽ tận dụng thế mạnh đặc trưng của mỗi bên: hệ thống kho vận, nền tảng ứng dụng, đội ngũ tài xế và lượng khách hàng tiềm năng, để sớm tung ra gói sản phẩm mới ngay trong tháng 10 này.
Cụ thể, với gói dịch vụ cao cấp EMS đang cung cấp: Hỏa tốc nội tỉnh sẽ được đồng bộ hóa và tối ưu bởi dịch vụ Lala2H của Lalamove. Qua đó, cho phép các bưu kiện được gửi qua EMS có thể đến tay khách hàng trong tối đa 2 giờ làm việc.
Nóng trong tuần: Ông Trịnh Văn Quyết ấp ủ giật ”bánh” của giới siêu giàu
Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết dự kiến sẽ IPO vào năm 2020 để huy động 100 triệu USD.
Bình luận & Góp ý

0 nhận xét :

Đăng nhận xét