Cổ phiếu dược phẩm đồng loạt tăng

Cổ phiếu dược phẩm đồng loạt tăng Cổ phiếu của các công ty dược trong nước như Traphaco, Imexpharm, Domesco... sáng nay tăng 0,5-3%, trong khi DHG của Dược Hậu Giang ngược dòng giảm nhẹ, Giờ Hà Nội (GMT+7) Chi tiếtMới nhất Cũ nhất 11h30 VN-Index nghỉ trưa tại 798 điểm Bên bán vẫn chiếm ưu thế trong nửa cuối phiên sáng nhưng không tạo sự đột biến. VN-Index giằng co quanh vùng 798 điểm, tăng hơn 7 điểm so với tham chiếu trước giờ nghỉ trưa. Hơn 103 triệu cổ phiếu, trị giá xấp xỉ 1.700 tỷ đồng đã được sang tay. So với đầu phiên, rổ VN30 có sự phân hoá mạnh hơn. PNJ, ROS và EIB giảm còn SAB và MWG đứng giá. Tuy nhiên, sắc xanh vẫn là chủ đạo khi có 25 cổ phiếu tăng điểm, dẫn đầu là VNM khi tăng 2,2% lên 108.300 đồng. Biên độ dao động của các cổ phiếu còn lại không lớn, chủ yếu là 0,2-2% so với lúc mở cửa. Screen-Shot-2020-07-30-at-12-4-7134-4431 Chia sẻ: facebook twitter 11h00 VN-Index chững lại Đà tăng của VN-Index có dấu hiệu chững lại khi bên mua và bán bắt đầu giằng co. Chỉ số hiện giao dịch tại vùng 798 điểm, tăng 0,94% so với lúc mở cửa. Thanh khoản trên sàn TP HCM xấp xỉ 1.400 tỷ đồng, trong đó rổ vốn hoá lớn đóng góp 670 tỷ đồng. Các cổ phiếu trong rổ VN30 đều thu hẹp biên độ tăng điểm, dao động phổ biến từ 1-2%. Một số mã đã đảo chiều xuống dưới tham chiếu như MWG, ROS... Trong khi đó, cổ phiếu Eximbank vẫn giữ nguyên trạng thái giảm mạnh và đứng đầu trong danh sách những mã tác động mạnh nhất đến chỉ số chung. Chia sẻ: facebook twitter 10h30 Cổ phiếu dược phẩm tăng điểm Hầu hết cổ phiếu ngành dược đều có trạng thái giao dịch tích cực sau thông tin về các ca nhiễm mới trong cộng đồng. TRA của Công ty cổ phần Traphaco và IMP của Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm đều tăng trên 3%, lần lượt khớp lệnh tại 56.800 đồng và 42.900 đồng. Các mã khác trong nhóm này như DHT, DVN, DMC tăng từ 0,5-2% so với tham chiếu. Cổ phiếu nổi bật nhất trong nhóm dược phẩm là DHG của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang lại ngược chiều, giảm 0,4% còn 92.400 đồng. Trong báo cáo phân tích cuối tháng 4, Công ty cổ phần Chứng khoán FPT cho rằng dịch bệnh ảnh hưởng không đáng kể tới đầu ra của các doanh nghiệp dược phẩm nội địa. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ khẩu trang và nước rửa tay tăng mạnh nhưng các sản phẩm này không thuộc lĩnh vực sản xuất của các doanh nghiệp dược phẩm. Nhu cầu tích trữ các sản phẩm tăng cường miễn dịch và các thuốc phổ thông cải thiện triệu chứng tăng nhưng thị phần doanh thu các sản phẩm này lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Ảnh hưởng có thể nhận thấy rõ nhất là tiến độ hợp tác giữa các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam và đối tác nước ngoài bị trì hoãn, trong đó hoạt động thẩm định tiêu chuẩn sản xuất tốt (GMP) và xét duyệt quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất.
Bình luận & Góp ý

0 nhận xét :

Đăng nhận xét