Đầu độc bằng Tylenol

 

Vào tháng 9 năm 1982, tại Mỹ, liên tiếp những cái chết bí ẩn nối tiếp nhau gây rúng động. Một bé gái 12 tuổi ở làng Elk Grove, một nhân viên bưu điện ở Arlington Heights và gia đình anh ta đột ngột ngã bệnh rồi qua đời trong cùng một ngày. Ban đầu, cảnh sát cho rằng các nạn nhân tử vong do gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, hoặc có thể do một loại dịch bệnh mới bùng phát trong cộng đồng Chicago. Thế nhưng, các bằng chứng để lại tại hiện trường đã dẫn họ tới một bí mật khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng.

Bí mật rùng mình sau thảm án 7 người bị đầu độc: Bê bối chấn động của “ông lớn” nghành dược - 1

Sau khi có báo cáo về việc làm giả Tylenol vào năm 1986, thuốc giảm đau đã bị loại bỏ khỏi kệ của một số hiệu thuốc

Kẻ sát nhân mang tên “Tylenol”

Có thể nói, bên cạnh góc nhìn về án mạng và các giả thuyết tội phạm được đặt ra, vụ án thuốc giảm đau Tylenol chứa chất độc Xyanua được coi là một trong những vụ bê bối lớn nhất của ông lớn ngành dược Johnson & Johnson.

Năm 1982, Tylenol là một trong những loại thuốc không cần kê đơn bán chạy nhất nước Mỹ với hàng trăm triệu người sử dụng. Loại thuốc giảm đau này được coi là “thần dược” tại thời điểm đó, là ngôi sao sáng chiếm tới 19% lợi nhuận của tập đoàn Johnson & Johnson trong 3 quý đầu năm 1982. Tylenol cũng đứng đầu thị trường với 37% thị phần, nhiều hơn cả 4 loại thuốc giảm đau đứng sau cộng lại.

Sau khi các nhà điều tra phát hiện ra viên nang Tylenol chứa chất cực độc Xyanua và 7 người đã tử vong khi những viên thuốc độc này được phát tán tại các hiệu thuốc, Johnson & Johnson, công ty mẹ của nhà điều chế thuốc Tylenol đã rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, khi phải giải thích với cả thế giới tại sao sản phẩm đáng tự hào nhất của họ lại trở thành thứ thuốc độc giết người hàng loạt.

Nhà sản xuất của Extra Strength Tylenol, McNeil Consumer Products - một công ty con của Tập đoàn Johnson&Johnson ngay lập tức được nhận thông báo về những trường hợp tử vong do thuốc Tylenol. Tháng 10/1982, công ty này đã khởi động chiến dịch thu hồi khổng lồ toàn bộ các sản phẩm của mình trên thị trường, đồng thời cảnh báo các bác sĩ, bệnh viện và những người bán thuốc về mối nguy hiểm tiềm tàng từ các lọ thuốc cảm.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực ngăn chặn đã muộn. Nối tiếp bé Mary Kellerman và 3 người nhà Janus, thêm 3 nạn nhân nữa đã được phát hiện.

Mary Reiner, 27 tuổi, ở Winfield, bang Illinois, sau khi vừa hạ sinh cậu con trai đã dùng phải những viên Tylenol giả mạo. Cô tử vong ngay tại giường bệnh.

Paula Prince, một tiếp viên hàng không 35 tuổi đã chết ở ngoại ô Chicago ngày 1/10 và những viên Tylenol tẩm Xyanua cũng được tìm thấy trong nhà cô.

Mary McFarland là nạn nhân thứ bảy và cũng là nạn nhân được ghi nhận cuối cùng, 35 tuổi, sống ở Elmhurst, bang Illinois.

Báo chí nhập cuộc, đưa tin về những cái chết hàng loạt do thuốc Tylenol. Nỗi hoảng sợ đen tối bao trùm không chỉ ở Chicago hay các vùng lân cận, mà nó nhuốm màu lên toàn bộ nước Mỹ. Xe cảnh sát có mặt khắp nơi trong thành phố, kèm loa phát thanh cảnh báo toàn bộ người dân về hiểm họa chết người đến từ những lọ thuốc cảm Tylenol. Mọi người dân trên khắp nước Mỹ đều hoảng hốt chạy về nhà, kiểm tra tủ đồ y tế cá nhân, moi móc những lọ thuốc Tylenol và vứt bỏ chúng. 

Tại bệnh viện, dòng người đông đúc, chen lấn vì nghi bị nhiễm chất độc Xyanua và yêu cầu được kiểm tra sức khỏe vì họ vừa sử dụng loại thuốc này. Đường dây nóng liên lạc tới các bệnh viện ở Chicago cũng liên tục bị nghẽn mạch vì những cuộc gọi lo ngại về Tylenol và nỗi ám ảnh “hình như tôi đã bị đầu độc”. 

Ai là kẻ thủ ác thực sự?

Bí mật rùng mình sau thảm án 7 người bị đầu độc: Bê bối chấn động của “ông lớn” nghành dược - 2

Lọ thuốc chứa Tylenol thật và lọ thuốc Tylenol chứa chất độc Xyanual.

Sau cuộc bê bối lịch sử, Johnson & Johnson phải đối mặt với sự thật đau lòng là loại thuốc từng được tin tưởng bởi hàng triệu người trên khắp thế giới của họ nay lại đồng nghĩa với cái chết. Và họ quyết tâm tìm ra ngọn nguồn sự thật, điều tra ra rõ chân tướng sự việc thực hư thế nào.

Tập đoàn tiến hành ngay chiến dịch thu hồi hơn 31 triệu lọ Tylenol với tổng trị giá gần 125 triệu USD, lập đường dây nóng để người tiêu dùng có thể có những thông tin mới nhất về dấu hiệu bị đầu độc, các biện pháp an toàn hay bất kỳ thông tin nào liên quan đến thuốc.

Sau cuộc tổng rà soát khắt khe tại toàn bộ các nhà máy nhằm tìm ra mấu chốt rốt cuộc thuốc độc Xyanua đã lọt vào những lọ thuốc Tylenol bằng cách nào, tập đoàn Johnson & Johnson đã tự tin đưa ra kết luận, chất độc Xyanua đã không lọt vào các lọ thuốc tại nhà máy. Như vậy, chỉ còn một giả thuyết: Ai đó đã đổ đầy Xyanua vào trong các viên con nhộng Tylenol, đánh tráo những viên thuốc chữa bệnh thành thuốc độc ngay trên kệ hàng nơi chúng được bán ra?

Bình luận & Góp ý

0 nhận xét :

Đăng nhận xét