Tại khu vực Đông Á, những người lao động trên 70 tuổi vẫn đang chăm chỉ làm việc để chăm lo cho cuộc sống gia đình.
- Giá thuê nhà đắt đỏ, 39 người chen chúc trong căn nhà 90m2 ở Thượng Hải: Kê tận 16 chiếc giường, vì lợi nhuận mà bất chấp rủi ro
- Chuyện của hàng ngàn người đàn ông trung niên qua đời cô độc tại Hàn Quốc rồi phải mất nhiều ngày mới được phát hiện
- Trung Quốc sẽ bước sang giai đoạn già hóa nghiêm trọng vào năm 2035
Các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc từ trước đến nay luôn được coi là những quốc gia có tốc độ phát triển bậc nhất trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đáng ngưỡng mộ, những quốc gia này cũng đang phải đối mặt với nhiều hệ quả nghiêm trọng của việc tỷ lệ sinh ngày càng giảm dẫn đến dân số già hòa nhanh chóng.
Những nguyên nhân này đã khiến cho khu vực này trở thành nơi có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới và phải thay đổi cơ cấu lao động để tiếp tục duy trì xã hội của mình dù gặp không ít khó khăn.
Nơi dân số già đi nhanh nhất trên thế giới
Tất cả những gì ông Yoshihito Oonami (73 tuổi) muốn làm là nghỉ hưu để cơ thể mệt mỏi của mình được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, thay vì viễn cảnh đó, cứ vào lúc 1h30 sáng hàng ngày, ông Oonami lại phải thức dậy và lái xe một tiếng đồng hồ đến chợ nông sản trên một hòn đảo nhỏ ở Vịnh Tokyo để làm công việc của mình.
Mặc cho tuổi tác cao khiến lưng ông ngày càng yếu đi, cụ ông này vẫn thường xuyên phải vác những chiếc hộp nặng khoảng 6-7 kg khiến lưng ông ngày một đau nhức hơn. Sau đó, ông lái xe khắp Tokyo và giao hàng cho các nhà hàng tới 10 lần một ngày.
Với việc dân số trên khắp Đông Á và tỷ lệ người lao động trẻ đang giảm dần, ngày càng có nhiều người lao động như ông Oonami, những người làm việc chăm chỉ dù đã hơn 70 tuổi. Các công ty cần họ, và họ cũng rất cần công việc. Trong khi đó, tuổi nghỉ hưu sớm cũng đang gây khó khăn cho các chính phủ ở châu Á khi làm tăng đáng kể quỹ lương hưu.
Trước đó, các nhà nhân khẩu học đã cảnh báo về một "quả bom hẹn giờ" sắp xảy ra ở các quốc gia giàu có trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Nhật Bản đã bắt đầu cảm nhận được những tác động, những hậu quả sâu rộng của một xã hội già hóa, đặc biệt là ở nơi làm việc.
Không chỉ Nhật Bản, nhiều người già ở các quốc gia lớn khác tại khu vực Đông Á cũng cảm thấy mình cần phải tiếp tục làm việc dù đã vượt quá tuổi nghỉ hưu nhiều năm. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ nghèo ở người lớn tuổi chiếm gần 40% và đây cũng tương đương với số phần trăm người trên 65 tuổi vẫn còn lao động ở đất nước này. Ở Hong Kong, cứ 8 người lớn tuổi thì có 1 người đi làm còn con số tại Nhật Bản là 1/4 (cứ 4 người lớn tuổi thì có 1 người đi làm).
Thích nghi với "xã hội siêu già hóa"
"Miễn là cơ thể tôi còn cho phép, tôi cần phải tiếp tục làm việc. Làm việc ở độ tuổi này không dễ chịu gì nhưng tôi làm thế để tồn tại.”- ông Oonami nói trong khi sắp xếp một thùng cà rốt.
Những người như ông Oonami không hề khó tìm ở những quốc gia Đông Á. Và để vừa đáp ứng nhu cầu làm việc của những lao động lớn tuổi cũng như tiếp tục vận hành thị trường lao động, các quốc gia già hóa đang phải vật lộn là làm thế nào để thích nghi với thực tế mới, đồng thời đảm bảo rằng mọi người có thể nghỉ hưu sau nhiều năm làm việc mà không phải gặp cảnh nghèo đói.
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều đã buộc phải thử nghiệm những thay đổi chính sách chẳng hạn như trợ cấp doanh nghiệp và điều chỉnh chế độ hưu trí để thích ứng với sự thay đổi dân số.
Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, các tổ chức việc làm và nghiệp đoàn tạm thời đã được thành lập để hỗ trợ những người lao động lớn tuổi này. Trong khi nhiều người trong số họ phải làm việc vì nhu cầu kinh tế, thì người sử dụng lao động cũng trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào họ.
Để đối phó với thứ được các nhà nhân khẩu học gọi là "xã hội siêu già hóa", các nhà hoạch định chính sách ở Đông Á tập trung vào việc cố gắng thúc đẩy tỷ lệ sinh và sửa đổi luật nhập cư để củng cố lực lượng lao động. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng gặp nhiều khó khăn khi tỷ lệ sinh tại các quốc gia này ngày càng giảm còn những quy định nhập cư lại không được ủng hộ.
Vì lẽ đó, rất nhiều công ty phải thay đổi khi tuyển dụng đa số những nhân viên lớn tuổi. Trong đó Koureisha là một công như vậy, nơi quy định rằng ứng viên phải từ 60 tuổi trở lên. Fumio Murazeki, chủ tịch công ty này, cho biết:
"Những người trên 65 tuổi, thậm chí đến 75 tuổi, họ rất năng động và khỏe mạnh. Một công việc phổ biến đối với những người lao động lớn tuổi là ngồi ở ghế hành khách phía trước của các phương tiện dịch vụ để hỗ trợ người khác trong khi thợ điện hoặc thợ sửa gas hỗ trợ khách hàng tại chỗ..."
Gloria, một công ty bên ngoài Tokyo thậm chí đã thay đổi chính sách rất nhiều để hỗ trợ những công nhân lớn tuổi. Công ty đã xây dựng một đoạn đường dẫn đến cửa trước và di chuyển các dây điện được căng ngang qua sàn nhà máy lên các bức tường và trần nhà để ngăn nhân viên vấp ngã. Trên trang web của mình, Gloria luôn hiện thông điệp “một công ty nơi mọi người có thể làm việc cho đến khi chính họ quyết định nghỉ việc”.
Feng Qiushi, phó giáo sư nhân chủng học và xã hội học tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Môi trường làm việc phải thân thiện với người già. Họ cần cung cấp các cơ hội đào tạo và cung cấp các cơ hội nghỉ hưu linh hoạt."
Chưa sẵn sàng nghỉ hưu
Eiji Sudo (69 tuổi) chưa sẵn sàng nghỉ hưu. Ông đã dành hơn bốn thập kỷ làm công việc bảo trì và xây dựng tại Tokyo Gas, một đơn vị cung cấp khí đốt tự nhiên.Dù ông đã nghỉ hưu ở tuổi 60 nhưng lại được công ty đề nghị làm việc bốn ngày một tuần với mức lương chỉ bằng một nửa mức lương cao nhất mà ông từng nhận. Tuy nhiên, khi ông ấy đạt 65 tuổi, công ty sẽ không gia hạn hợp đồng nữa.
Để kiếm đủ tiền đi du lịch thoải mái cùng vợ là Kazue, ông Sudo muốn tiếp tục làm việc. Ông thậm chí đã đăng ký với công ty Koureisha và hiện đang làm việc với tư cách là nhà thầu cho Asuqa , một công ty đường ống dẫn khí đốt ở Tokyo. Ba ngày một tuần, ông lái xe đến những khu vực lân cận nơi công ty đang lắp đặt hoặc sửa chữa đường dẫn khí đốt, gõ cửa từng nhà để thông báo cho cư dân về công việc xây dựng sắp tới.
Khoảng 1/10 công nhân tại Asuqa từ 65 tuổi trở lên. Hầu hết họ chính thức nghỉ hưu ở tuổi 60 và sau đó chấp nhận làm việc tiếp theo dạng ký hợp đồng với mức lương thấp hơn. Kazuyuki Tabata, một quản lý của Asuqa, cho biết: "Chúng tôi luôn phải bổ sung nhân lực bằng cách tuyển dụng lại những công nhân lớn tuổi.
Ông Sudo cho biết ông thích đi du lịch qua nhiều vùng và gặp gỡ những người mới. Điều đó giúp ông có thêm trải nghiệm mỗi ngày.
Bà Kazuem, người vợ thường chuẩn bị bữa trưa cho ông Sudo khi đi làm thì đánh giá cao việc ông ra khỏi nhà mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là cả hai đều có "thời gian riêng của mình nhưng cũng rất buồn nếu ai đó chết khi đang làm việc. Bạn không nên làm việc cho đến chết như thế"- bà Kazue kết lại.
Nguồn: NY Times
0 nhận xét :
Đăng nhận xét