Những ngày trời chớm sang đông, gió heo may se se lạnh phù hợp để chế biến món giả cầy đổi vị cho bữa cơm gia đình. Nếu bạn chưa biết thực hiện món ăn này ra sao, hãy tham khảo bài viết sau đây của CET để nắm rõ cách nấu giò heo giả cầy theo vị 3 miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Món này ăn cùng bún vào tiết trời lạnh rất phù hợp. Ảnh: Internet
Giả cầy là món ăn đặc trưng của người Việt, thường được làm từ chân giò lợn với các nguyên liệu và gia vị tẩm ướp để mang lại hương vị tương tự như thịt cầy, đó cũng là lý do món ăn có tên gọi này.
Thịt giả cầy mềm ngon mà không bở, thấm đẫm gia vị đậm đà, mùi thơm rất hấp dẫn.
Cách nấu giò heo giả cầy chuẩn bị miền Bắc
Nguyên liệu
- Chân giò lợn: 500 gram
- Riềng: 70 gram
- Nước cốt nghệ: 60ml
- Mẻ (đã lọc sẵn): 50ml
- Mắm tôm: 40 gram
- Rượu nếp: 5ml
- Ớt: 2 trái
- Rau ăn kèm: hành lá, rau răm, mùi tàu…
- Gia vị thông dụng
Các bước thực hiện
Sơ chế nguyên liệu:
Chân giò sau khi mua về bạn cạo lông, rửa sạch và dùng đèn khò để thui cho phần da xém vàng và có mùi thơm. Nếu có rơm khô hay bã mía để thui thì càng tốt. Đây là khâu quan trọng quyết định sự thơm ngon của món ăn.
Nấu giả cầy không thể bỏ qua bước khò thịt heo. Ảnh: Internet
Sau khi thui chân giò, bạn dùng dao cạo bỏ lớp cháy bên ngoài da, rửa lại với nước cho thật sạch rồi chặt thành từng miếng vuông vừa ăn.
Riềng sơ chế phần vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng hoặc xay nhuyễn tuỳ thích.
Các loại rau ăn kèm cắt bỏ phần gốc, nhặt lá hư, rửa sạch, để ráo, cắt khúc khoảng 5cm.
Chân giò heo chặt thành miếng vuông vừa ăn. Ảnh: Internet
Ướp thịt
Bạn cho chân giò vào nồi cùng với riềng và tẩm ướp cùng gia vị gồm: nước cốt nghệ, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh mắm tôm, nước mẻ, 1 muỗng cà phê muối, bạn thích ăn cay thì hãy cho thêm ớt vào, đảo đảo đều rồi ướp ít nhất 45 phút, từ 2 – 3 giờ cho ngấm vị.
Nấu giả cầy
Khi đã hoàn thành công đoạn tẩm ướp, bạn đặt nồi lên bếp, thêm một ít dầu ăn, bật lửa xào cho đến khi thịt săn lại, dậy mùi thơm thì đổ thêm nước vào cho xăm xắp mặt thịt.
Đun 20-30 phút cho thịt mềm nhừ và ngấm đều gia vị. Bạn thấy lượng nước sền sệt cỡ một bát con thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp, cho ra bát và thưởng thức khi còn nóng.
Nước sóng sánh vàng rượi, dậy mùi thơm của mắm tôm. Ảnh: Internet
Thành phẩm
Món chân giò nấu giả cầy được ninh nhừ không nát, phần da giòn, vương mùi khói thơm đặc trưng.
Thịt ngấm đủ gia vị, chua chua của mẻ, cay cay của ớt, thơm đặc trưng của mắm tôm, thêm các loại rau thơm ăn kèm kích thích vị giác. Một số vùng ở Hà Nội thì ăn kèm giả cầy lẫn đậu phụ rán vàng giòn thơm bùi, xôm xốp đưa miệng
0 nhận xét :
Đăng nhận xét