Nếu DÒNG SÔNG HÁT của CS Phạm Bạch Trúc là bản tình ca quê hương, nơi dòng sông chảy ngược luôn hát lên “ bản hùng ca” về năm tháng đã qua thì KÝ ỨC SƠN CẨM HÀ chính là một trong những bản hùng ca đó.
Con đã
về thăm
Sơn –
Cẩm – Hà vùng chiến khu xưa
Chút
khói nhang vương vấn nhạt nhòa
Mảnh đất
ấy một thời bom cày đạn xới
Những
tội ác ...
Đời đời
không phai được nỗi đau
Trong tiềm thức của thế hệ ông cha, người đã từng trải qua những năm tháng khốc liệt nơi đây không ai có thể nào quên. Trong thế hệ chúng ta hôm nay và tương lai, nếu không được nhìn thấy những hình ảnh lưu lại, không được tìm hiểu rõ ràng về những gì đã từng xảy ra nơi đây thì cũng sẽ không thể nào tin được. Những tội ác, những nỗi đau đến tột cùng để rồi bao con người không thể xóa nhòa được theo năm tháng.
Thế nhưng, chính trong nỗi đau ấy tình yêu đã bắt đầu, nảy nở
"Nơi bắt đầu tình yêu…ba
mẹ đã gặp nhau
Nơi nung nấu những tinh thần tranh đấu
Nơi nuôi lớn chí anh hùng thầm giấu
Nơi thấm đẫm tột cùng của những nỗi đau"
Không gì có thể dập tắt được những tâm hồn yêu cái đẹp, yêu tự do, yêu đất nước.
Họ đã cùng nhau nhìn về một hướng, hòa chung nhịp đập trái tim viết lên những bản
tình ca thật đẹp trong chiến tranh, khói lửa. Chính tình yêu ấy đã làm nên những
con người với tinh thần quật cường của vùng đất này. Sơn - Cẩm - Hà không chỉ
là nơi chịu đau thương mà còn là cái nôi của cách mạng, nơi những người con ưu
tú trưởng thành với ý chí kiên trung.
Thật xúc động, sự hy sinh của những người đi trước là không có gì có thể cân
đong đo đếm được
"Nhớ ngày ấy ...
Bao chiến sĩ đồng bào hy sinh
Bao dòng máu nóng cùng hòa vào lòng đất"
Câu hát đầy xót xa nhưng cũng đầy tự hào. Những con người ngã xuống, dòng máu
hòa vào lòng đất mẹ, góp phần làm nên nền độc lập hôm nay. Những địa danh Hủng
Lớn, Hố Sâu, Gò Vàng, Đồng Trại là những chứng tích lịch sử, nhắc nhở thế hệ
sau không được quên quá khứ.
“ Rồi…” cuối cùng thì sự chịu đựng, hy sinh, mất mát của vùng đất này cũng được “đền đáp”. “ Những đóa hoa” từ lâu âm thầm ấp ủ đã đến lúc bung nở, lan tỏa hương thơm đến khắp “ cùng làng ngõ xóm”.Tình yêu nước không còn giới hạn mà đã thấm sâu vào từng con người, từng mái nhà, từng góc phố. Nó trở thành dòng chảy bất tận, nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết và trách nhiệm bảo vệ quê hương.
"Rồi….
Những đóa hoa đã tỏa ngát hương
Mang tình yêu nước đến cùng làng ngõ xóm
Như ngọn gió thổi bùng ngọn lửa từ lâu đã nhen nhóm
Thiêu rụi màng đêm bừng sáng ánh trăng thu."
Và “ tình yêu nước” đó như một ngọn gió thổi bùng lên “ ngọn lửa từ lâu đã
nhen nhóm”, ngọn lửa căm hờn, ngọn lửa đấu tranh dành lại tự do, yên bình cho mảnh
đất này, cho cả dân tộc, cả đất nước.Không gì có thể ngăn cản được “ngọn lửa” một
khi đã được gió “thổi bùng lên”, tất cả màng
đêm đen tối, tất cả sự xấu xa đều bị thiêu rụi dành bầu trời cho ánh trăng thu
dịu dàng, rực sáng. Thật đẹp khi với những từ ngữ, hình ảnh đầy chất thơ, lãng
mạn đã thể hiện được sự hùng tráng của con người và trời đất vào lúc này tại nơi
đây cũng như toàn dân tộc, đất nước Việt Nam.
Cuối cùng, là một lời khẳng định
"Nay con về thăm lại chiến
khu
Lặng nhớ mẹ, cha, nhớ bao người đã khuất
Sơn - Cẩm- Hà luôn trong ký ức
Bản Hùng Ca ...
Vẫn mãi không nhòa"
Kết bài là sự lắng đọng, đầy cảm xúc. Sơn - Cẩm - Hà luôn sống mãi trong ký
ức của thế hệ con cháu. Dù thời gian trôi qua, bản hùng ca về vùng đất này vẫn
vang vọng, không bao giờ phai nhòa.
Với những ca từ sâu lắng, xúc động, mang đậm tính tự sự, vừa kể chuyện, vừa bộc lộ
tình cảm chân thành cùng những hình ảnh thiên nhiên, con người, lịch sử được
đan xen đã tạo nên bức tranh sống động về một vùng đất kiên cường.
Nhạc điệu hùng tráng nhưng cũng da diết,Nhạc sĩ Kiều Tấn Minh đã khéo léo
kết hợp giai điệu hào hùng với những nốt nhạc lắng đọng, giúp bài hát vừa mang
tính bi tráng, vừa dạt dào cảm xúc.
Ca khúc "Ký Ức Sơn - Cẩm - Hà" là một tác phẩm giàu giá trị lịch
sử và tinh thần cho mảnh đất Tiên Phước, Quảng Nam. Từng câu hát như những
trang ký ức sống động về một thời kỳ hào hùng, vừa đau thương nhưng cũng đầy
kiêu hãnh. Đây không chỉ là một bản nhạc mà còn là một lời tri ân, một niềm tự
hào và một lời nhắc nhở để thế hệ sau không bao giờ quên những gì cha ông đã hy
sinh dành lấy và truyền lại cho chúng ta.
Mời quý vị cùng thưởng thức ca khúc qua link youtube đính kèm.
Link sân khấu: https://www.youtube.com/watch?v=-IMYa_WIej0
HỒ ĐÌNH THI
Nhà thơ Phan Thu Nguyệt ( trái) và nhà thơ Trần Thùy Vy (phải) cùng đến tham gia đêm diễn và tặng hoa cho CS Phạm Bạch Trúc
0 nhận xét :
Đăng nhận xét